Khối lượng riêng – trọng lượng riêng của đồng là gì? cách tính trọng lượng của đồng

Khối lượng riêng - trọng lượng riêng của đồng

Bạn đang muốn bán phế liệu đồng, và bạn đang băn khoăn muốn biết cách tính khối lượng riêng – trọng lượng riêng của đồng để kiểm tra chéo đơn vị đối tác. Đến với Phế Liệu Huy Lộc Phát bạn sẽ được thấu hiểu trọng lượng là gì, được hướng dẫn cách tính trọng lượng: Đồng thanh cái, đồng tròn đặc, Đồng thau tấm, Đồng dây điện, đồng đỏ tấm, trọng lượng dây cáp điện, đồng dây điện…theo cách tính phổ thống nhất.

Khối lượng riêng - trọng lượng riêng của đồng

Khi bạn bán phế liệu đồng, có lẽ đã không ít lần bạn sẽ thắc mắc về cách tính số mét dây điện, cách tính khối lượng cáp đồng trần.. để quy đổi ra được dây điện bao nhiêu 1m, biết được giá chính xác tính mét hay tính kg sẽ có lợi hơn? Với công thức tính trọng lượng riêng của đồng này là một trải nghiệm thực tế của đơn vị thu mua phế liệu đồng giá cao của chúng tôi, các bạn có thể áp dụng theo hoặc tìm ra cách tính khác được tốt hơn và chính xác hơn.

Tìm hiểu kim loại đồng là gì?

Đồng là một loại kim loại dẻo đặc trưng có khả năng dẫn nhiệt và điện cao. Bề mặt đồng tươi có màu đỏ cam rất đặc trưng. Kim loại đồng còn là một nguyên tố hóa học rất quan trọng nằm trong bảng tuần hoàn nguyên khối được ký hiệu là Cu. Vào 5000 TCN, kim loại đồng sẽ được nung chảy từ quặng và sau đó đúc thành khối vào khoảng thời gian là 4000 TCN.

Tìm hiểu kim loại đồng là gì?

Kim loại và các hợp kim của đồng đã được sử dụng trước đó hàng ngàn năm. Từ thời kỳ La Mã kim loại này đã được khai thác rất nhiều tại Síp và có tên gọi ban đầu là cyprium – kim loại Síp. Đồng xuất hiện trong tự nhiên có dạng kim loại nên có thể sử dụng luôn mà không cần khai thác từ quặng, vì thế mà từ 8000 TCN đồng đã con người sử dụng.

Kim loại đồng thường được sử dụng để làm chất dẫn nhiệt, dẫn điện trong các loại dây cáp, dây điện, vật liệu xây dựng đặc biệt còn góp mặt là thành phần của một số kim loại khác. Tất cả hợp chất của đồng đều là chất độc, khi đồng ở dạng bột nên rất dễ bắt cháy. Chỉ khoảng 30g sulfat đồng là có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của con người.

Hợp chất đồng thường tồn tại ở dạng muối đồng II có màu xanh lam, xanh lục. Đồng khi ở trong nước có nồng độ trên 1mg/lít là có thể gây ra những vết bẩn rất khó để tẩy rửa và làm sạch. Nồng độ đồng an toàn trong nước uống của chúng ta sẽ dao động thay đổi theo từng nguồn nhưng thường sẽ rơi vào khoảng 1.5 đến 2mg/lít.

Trọng lượng là gì, Công thức tính trọng lượng riêng của đồng

Trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật, “trọng lượng” của một vật thường được xem là “lực” mà lực hấp dẫn tác động lên vật thể đó. Nó còn được ký hiệu bằng chữ W viết nghiêng.

Bạn đang muốn bán phế liệu đồng, và bạn băn khoăn muốn biết cách tính trọng lượng của đồng để kiểm tra chéo đơn vị đối tác. Đến với công ty thu mua phế liệu giá cao Huy Lộc Phát bạn sẽ được thấu hiểu trọng lượng là gì, được hướng dẫn cách tính trọng lượng: Đồng thanh cái, Đồng thau tấm, Đồng dây điện, đồng tròn đặc, đồng đỏ tấm, trọng lượng dây cáp điện, đồng dây điện…theo cách tính phổ thống nhất…

Khi bạn bán phế liệu đồng, có lẽ đã không ít lần bạn thắc mắc về cách tính số mét dây điện, cách tính khối lượng cáp đồng trần.. để quy đổi được dây điện bao nhiêu 1m, biết được giá chính xác tính mét hay tính kg có lợi hơn?

Với công thức tính trọng lượng riêng của đồng này là trải nghiệm thực tế của công ty thu mua phế liệu đồng giá cao của chúng tôi, các bạn có thể áp dụng theo hoặc tìm ra cách tính khác tốt hơn và chính xác hơn.

Nguyên tố đồng

Khi đồng là một nguyên tố hóa học sẽ mang các thông số sau:

  • Số nguyên tử của đồng là 29.
  • Ký hiệu hóa học là Cu.
  • Điểm nóng chảy là ở 1085 độ C và có độ sôi là 2562 độ C.
  • Cấu trúc tinh thể của đồng là lập phương tâm diện với trọng lượng nguyên tử là 63,546.
  • Nguyên tố đồng sẽ có màu nguyên thể là đỏ cam, dạng rắn là một dạng kim loại chuyển tiếp.

Đặc tính và tính chất của đồng

Giống với các kim loại khác đồng cũng có tính chất vật lý cũng như nguyên tử khối riêng, cụ thể như sau:

  • Đồng có sở hữu độ bền không cao như lại tăng lên khi biến dạng nguội.
  • Đồng có khả năng chống ăn mòn tốt.
  • Với nhiệt độ nóng chảy tương đối cao lên đến 1085 độ C.
  • Đồng có tính ứng dụng công nghệ cực kỳ tốt.

Thông tin khối lượng riêng của đồng

Có rất nhiều người tò mò không biết khối lượng riêng của đồng là bao nhiêu? Thông tin chúng tôi chia sẻ dưới đây, sẽ giúp bạn biết được cụ thể khối lượng của đồng trong từng loại khác nhau, cụ thể là:

Thông tin khối lượng riêng của đồng

  • Khối lượng riêng của đồng là bao nhiêu?
  • Khối lượng riêng của đồng là 8.96g/cm³ (đồng/mật độ). Là một loại kim loại dẻo có khả năng dẫn nhiệt và dẫn điện rất tốt được ứng dụng rộng rãi trong đời sống.

Khối lượng riêng của đồng vàng

Đồng vàng hay còn gọi là đồng latông một dạng hợp kim của đồng được cấu thành từ hai nguyên tố chính là đồng và kẽm. Bên cạnh đó còn có một số nguyên tố đặc biệt khác như:

Đồng vàng Latông đơn giản: là một hợp kim được tạo thành bởi Cu và Zn trong đó lượng Zn chỉ chiếm 45%. Khi Zn mà cao hơn 50% thì đồng vàng Latông đơn giản sẽ trở nên cứng và giòn. Nên khi ở ngưỡng tiêu chuẩn là 45% Zn sẽ tăng độ bền và độ dẻo của hợp kim.

Đồng vàng Latông với lượng Cu cao từ 88 đến 97% sẽ được gọi là tom pắc có màu đỏ nhạt có tính chất gần giống với đồng.

Khối lượng riêng của đồng thau

Đồng thau là một hợp kim của đồng và kẽm có màu vàng đậm hoặc nhạt còn tùy thuộc vào lượng kẽm có trong hợp kim. Nếu hàm lượng kẽm chiếm 18% đến 20% thì đồng thau sẽ có màu đỏ, còn 20% đến 30% là màu vàng nâu, từ 30% đến 42% sẽ mang màu vàng nhạt còn hợp kim này sẽ có màu vàng bạch khi hàm lượng Zn dao động từ 50% đến 50%. Nếu đồng thau mang vào ứng dụng trong công nghiệp sẽ có hàm lượng kẽm dưới 45%.

Nhiệt độ nóng chảy của đồng thau tương đối thấp chủ từ 900 độ C đến 940 độ C tương đương với 1650 độ F đến 1720 độ F còn phụ thuộc vào thành phần. Đặc tính dòng chảy của đồng thau sẽ làm cho hợp kim này trở thành vật liệu dễ đúc hơn.

Khối lượng riêng của đồng đỏ

Đồng đỏ cũng là một loại hợp kim của đồng nguyên chất có màu đỏ rất đặc trưng. Đồng đỏ có độ mềm dẻo và độ bền cực kỳ cao. Khả năng dẫn nhiệt và dẫn điện siêu tốt hơn nữa còn có thể chống ăn mòn rất hiệu quả. Chỉ cần 1 giọt đồng tinh khiết là bạn đã có thể kéo dài tới 2000m và dát mỏng thành một tờ giấy viết thậm chí là hơn cả thế.

Công thức tính trọng lượng riêng

Ta có công thức chung tính trọng lượng riêng như sau:

Công thức tính trọng lượng riêng

Trong đó:

  • d: trọng lượng riêng (N/m3)
  • P: trọng lượng (N)
  • V: thể tích (m3)

Công thức tính trọng lượng của các loại đồng

Công thức tính trọng lượng của Đồng thanh cái ( Đồng đỏ la, nẹp…)

Trọng lượng đồng thanh cái(kg) = T * W * L * tỉ trọng/1000

Ví dụ: Tính trọng lượng đồng thanh cái: 5mm x 50mm x dài 1m5

trọng lượng=5*50*1.5*8.95/1000= 3,35625 kg

hoặc =5*50*1.5*0.00895= 3,35625 kg

Trong đó:

  • T: là độ dày
  • W: là chiều rộng
  • L: là chiều dài

Công thức tính trọng lượng của Đồng đỏ tấm-cuộn

Tỉ trọng đồng đỏ=8.95
Trọng lượng đồng đỏ tấm – cuộn(kg) = T * W * L * tỉ trọng/1000

Ví dụ: Tính trọng lượng tấm đồng đỏ dày 2mm khổ 600 mm dài 2000mm

trọng lượng=2*0.6*2*8.95= 21,48 kg

Trong đó:

  • T: là độ dày
  • W: là chiều rộng
  • L: là chiều dài
  • Tỉ trọng đồng đỏ = 8.95

Công thức tính trọng lượng của Đồng đỏ tròn ống

Trọng lượng đồng đỏ tròn ống(kg) = (DKN – T )* T * L *3.14 * tỉ trọng/1000

hoặc Trọng lượng đồng đỏ tròn ống = tính trọng lượng đường kính ngoài – đường kính trong

Ví dụ: Tính trọng lượng đồng đỏ tròn ống 35mm dày 1,5mm dài 3m

trọng lượng=(35-1,5)*1,5*3*3.14**8.95/1000= 4,237 kg

Trong đó:

  • DKN: là đường kính ngoài
  • T: là độ dày
  • L: là chiều dài
  • 3.14: là số pi (kí hiệu: π) là một hằng số toán học có giá trị bằng tỷ số giữa chu vi của một đường tròn với đường kính của đường tròn đó
  • Tỉ trọng đồng đỏ = 8.95

Công thức tính trọng lượng của Đồng đỏ tròn

Trọng lượng đồng đỏ tròn( kg)= (DK * DK )/4 * 3.14 * L * tỉ trọng/1000

Ví dụ: Tính trọng lượng đồng đỏ tròn đặc 46mm dài 3m

trọng lượng=(46*46)/4*3.14*3*8.95/1000= 44,599 kg

Trong đó:

  • DK là đường kính
  • L là chiều dài
  • 3.14 là số pi (kí hiệu: π) là một hằng số toán học có giá trị bằng tỷ số giữa chu vi của một đường tròn với đường kính của đường tròn đó
  • Tỉ trọng đồng đỏ = 8.95

Quy trình tái chế đồng phế liệu

hiện tại, đồng phế liệu được các công ty thu mua phế liệu trên toàn quốc mua lại với mức giá từ 65.000đ – 215.000đ/kg. Sau khi được đem về lột vỏ hoặc cắt ra đem giao bán cho các công ty có chức năng tái chế kim loại đồng.

Vì đồng tái chế không bị giảm chất lượng cho dù ở dạng thô hay nằm trong các sản phẩm khác, khối lượng riêng của đồng khá nặng. Nên chúng được săn đón mua lại với giá khá cao.

Đồng phế liệu có độ tinh khiết cao hơn được nung trong lò cao và sau đó được đem đi khử và đúc thành billet và ingot; các phế liệu đồng có độ tinh khiết thấp hơn được tinh chế bằng mạ điện trong một bể axit sulfuric.

Ứng dụng của đồng trong đời sống thường ngày

Khi đã bạn đã biết được khối lượng riêng của đồng thì cùng tìm hiểu xem kim loại này được ứng dụng như thế nào trong cuộc sống hàng ngày nhé!

Ứng dụng của đồng trong đời sống thường ngày

Đối với ngành điện

Hiện tại sản lượng đồng được sử dụng trong ngành điện chiếm 65% trên toàn cầu. Vì đồng có tính dẫn điện cực kỳ tốt xong giá cả lại cạnh tranh nên thường được sử dụng là dây dẫn điện, châm điện, tản nhiệt, kết nối điện tử, máy biến áp, sản xuất bo mạch điện tử… Gần như các loại dây dẫn điện hay máy biến áp đồng phát huy hiệu quả gần như tối đa lên đến 99,75%.

Trong ngành xây dựng

Hiện trong ngành xây dựng đồng chiếm đến 25% sản lượng trên toàn cầu. Đặc tính là mềm và dẻo nên rất dễ tạo hình lắp ráp vì vậy mà ống đồng luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho các công trình xây dựng. Với khả năng chống ăn mòn cao và có thể ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn nên đồng được sử dụng rất nhiều cho quá trình vận chuyển nước uống.

Một số ứng dụng tiêu biểu như: ông thủy lợi, hệ thống tưới nước trong ngành nông nghiệp, ống dẫn dầu khí tự nhiên, dẫn nước biển… Bên cạnh đó đồng còn được dùng làm vật dụng trang trí như: tay nắm cửa, bản lề, lư đồng bàn thờ…

Trong ngành giao thông vận tải

Hiện trong ngành này đồng chiếm khoảng 7% sản lượng trên toàn cầu. Với khả năng dẫn điện cũng như dẫn nhiệt tốt nên đồng là một trong những thành phần không thể thiếu đối với các thiết bị nòng cốt của máy bay, ô tô, thuyền và tàu hỏa…

Đồng còn có trong một số bộ phận trên xe như: ốc đinh vít, ghế ngồi, dây chuyền thủy lực, hệ thống kính rã đông… Hơn nữa đồng còn có đặc tính chống ăn mòn nước muối nên có thể dùng để làm chân vịt, linh kiện tàu.

Trong những ngành khác

Với những khác đồng chỉ chiếm 3% sản lượng toàn cầu. Kim loại này được dùng để làm các vật dụng như: nồi, chảo, điều hòa không khí trong máy lạnh… Bên cạnh đó người ta còn sử dụng đồng để tạo nên các tác phẩm nghệ thuật như: tượng nữ thần tự do, dụng cụ âm nhạc như: còi, kèn…

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH THU MUA PHẾ LIỆU GIÁ CAO HUY LỘC PHÁT

  • Trụ sở chính: 225 Lê Trọng Tấn, P. Bình Hưng Hoà, Quận Bình Tân, TPHCM.
  • Chi nhánh: 315 Phường Chánh Nghĩa, Thủ Dầu Một, Bình Dương
  • Hotline: 0901 304 700 – 0972 700 828
  • Gmail: phelieulocphat@gmail.com
  • Trang web: https://phelieugiacaouytin.com/
  • Social Media: Facebook

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đối tác thu mua phế liệu của chúng tôi như: Thu mua phế liệu Nhật Minh, Thu mua phế liệu Phát Thành Đạt, Thu mua phế liệu Hải Đăng, thu mua phế liệu Hưng Thịnh, Mạnh tiến Phát, Tôn Thép Sáng Chinh, Thép Trí Việt, Kho thép trí Việt, thép Hùng Phát, khoan cắt bê tông, dịch vụ taxi nội bài